Không ít gia đình gặp phải trường hợp khe tiếp giáp giữa hai nhà bị thấm hay còn gọi là hiện tượng khe lún nhà liền kề. Trong bài viết này Xây Dựng Thanh Bình sẽ chia sẻ đến bạn đọc một phương án có thể chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà triệt để và bền lâu. Cũng như nêu ra một số sai lầm trong việc xử lý chống thấm khe lún nhà liền kề.
Khe lún nhà liền kề là gì?
Khe lún nhà liền kề có nhiều tên gọi khác nhau như khe hở giữa 2 nhà liền kề, khe nối nhà liền kề, khe co giãn nhà liền kề, khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề, khe tường nhà liền kề, mạch ngừng nhà liền kề.
Khe lún nhà liền kề là khe nối giữa hai khối nhà hoặc giữa hai nhà phố liền kề hoặc giữa hai khối xây để tách tường (với nhà biệt thự liền kề) hoặc giữa hai khối xây dựng mới và cũ, mở rộng, mục đích là tách lún giữa 2 khối xây, nhà liền kề.
Khe lún nhà liền kề là gì?
Nguyên nhân gây thấm khe lún nhà liền kề
– Do nền móng của công trình có sự dịch chuyển và mỗi tường nằm trên 1 nền móng khác nhau. Lâu dần, móng bị sụt lún gây nên các đường nứt giữa 2 vách tường. Khi gặp mưa trong thời gian dài, nước mưa sẽ len lỏi vào những đường nứt, đường rãnh này để thấm vào tường trong và làm thấm lên tường trên.
– Do vật liệu khi các đội thi công xây dựng nhà dùng để chống thấm chưa phù hợp. Khi gặp sự thay đổi đột ngột của thời tiết thì dễ bị co ngót, giãn nở không đều, làm xuất hiện các vết nứt gây ứ đọng nước và thẩm thấu qua tường.
Nguyên nhân gây thấm khe lún nhà liền kề
Cách xử lý chống thấm khe lún nhà liền kề
Nếu không xử lý chống thấm khe lún nhà liền kề đúng cách sẽ gây thấm mốc trong quá trình vận hành và gây mất tính thẩm mỹ. Ngoài cách chống thấm dột tường nhà liền kề đơn giản như đóng tôn & trét Silicon. Chúng tôi xin gửi tới quý khách biện pháp bảo vệ công trình bền vững cho hạng mục khe lún như sau:
Lựa chọn vật liệu
Khe nối nhà liền kề thường có kích thước khoảng 1.5-2.5cm. Nếu không được trám bằng keo trám khe chất lượng tốt, có khả năng kháng UV mạnh mẽ và bám dính tốt. Hoặc nếu không được trám đúng cách thì rủi ro thấm là rất cao.
Vì hai nhà liền kề có biên độ dao động và độ lún khác nhau. Thêm vào đó, khe nối còn chịu tác động từ nước mưa nên vật liệu trám khe nối nhà liền kề cần bảo đảm tốt các tiêu chí về độ đàn hồi, khả năng bám dính, và chống chịu với thời tiết.
Theo tiêu chuẩn ISO 1160 và ASTM C920, keo trám khe đàn hồi phải có độ đàn hồi tối thiểu là +-25%, bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau và có khả năng kháng tia UV, chống chịu thời tiết tốt. Nếu có thể sơn phủ được thì càng tốt. Vì nhiều trường hợp phải sơn phủ để phù hợp màu sơn của mặt tiền nhà.
Các bước thi công
1. Vệ sinh
Dùng chổi sắt, chổi sơn, máy thổi bụi để vệ sinh sạch khe nối.
2. Dán băng dính
Đối với mặt tiền cần thẩm mỹ thì cần dán băng dính 2 mép để thuận tiện cho việc miết keo và đảm bảo đường keo thẩm mỹ.
3. Sơn lót
Đối với bề mặt rỗng xốp, có nhiều bụi mịn như tường xây, bê tông… Để bảo đảm độ bền chống thấm của keo trám khe lún nhà liền kề, cần phải quét lớp lót để loại bỏ bụi mịn và tăng cường độ bám dính cho keo trám.
4. Xốp chèn khe
Khe nối nhà liền kề thường có chiều sâu khá lớn nên cần dùng xốp chèn khe để kiểm soát chiều sâu keo trám khe lún nhà liền kề.
Lưu ý: khi chèn xốp tránh dùng các vật sắc nhọn gây thủng xốp, bóng khí cho keo trám.
5. Bơm và miết keo
Dùng vật liệu trám khe có độ đàn hồi cao như Matit chèn khe, sikaflex… Cần bơm chậm và đều để giảm thiểu rủi ro bóng khí. Sau khi bơm cần dùng xốp để miết keo, bảo đảm keo đã được điền đầy và dính tốt vào khe nối.
6. Dỡ băng dính. Vệ sinh hoàn thiện.
Cách xử lý chống thấm khe lún nhà liền kề
Lưu ý quan trọng khi thi công chống thấm tường nhà liền kề
Không nên để “thấm rồi mới chống”
Nhiều gia chủ hiện nay chưa nắm rõ tầm quan trọng của việc chống thấm, nhất là với 1 hạng mục ít bị nhìn thấy như tường nhà giáp ranh thì công tác chống thấm lại càng bị xem nhẹ. Tuy nhiên tường nhà lại là 1 trong những hạng mục quan trọng cấu thành nên kết cấu của ngôi nhà. Một khi bị thấm dột sẽ khiến căn nhà của bạn nhanh xuống cấp và giảm tuổi thọ. Vì vậy, công tác chống thấm phải được thực hiện từ lúc xây nhà.
Tìm hiểu nguyên nhân gây thấm để xử lý chống thấm hiệu quả
Trong trường hợp nhà cũ & tường giáp ranh đã bị thấm dột thì bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đâu, để có phương pháp xử lý chống thấm tận gốc và hiệu quả nhất. Với hạng mục chống thấm khe lún nhà liền kề, tốt nhất bạn nên xử lý dứt điểm từ đầu nguồn, nghĩa là không để nước có khả năng chảy vào khe hở giữa 2 bức tường thì sẽ hiệu quả hơn cả.
Chọn phương pháp và vật liệu chống thấm phù hợp
Vật liệu, phương pháp chống thấm là yếu tố quyết định đến khả năng chống thấm. Chuẩn bị bề mặt thi công cũng là khâu quan trọng cần chú ý để đảm bảo lớp chống thấm sau thi công có độ bền cao nhất.
Với các trường hợp chống thấm khe lún nhà liền kề cụ thể, khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn trước khi thi công. Ngoài ra nếu khách hàng cần tư vấn, giải đáp các thông tin liên quan đến kỹ thuật thi công dịch vụ chống thấm nhà như: chống thấm mái bê tông, chống dột mái tôn, chống thấm tường, chống thấm sân thượng, chống thấm nứt cổ trần, xử lý nứt tường, chống thấm nhà vệ sinh, ,… vui lòng liên hệ Xây Dựng Thanh Bình.