Tháo cốp pha là công đoạn quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình xây dựng. Vậy đổ bê tông bao lâu thì tháo cốp pha? Trong bài viết sau, Xây Dựng Thanh Bình sẽ thông tin đến bạn đọc thời gian tháo dỡ cốp pha hợp lý và một số kinh nghiệm giúp rút ngắn thời gian tháo dỡ.
Tại sao cần tuân thủ thời gian tháo cốp pha
Tháo dỡ cốp pha là công đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng của tất cả các công trình xây dựng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, tuổi thọ của công trình sau này.
Không phải ngẫu nhiên mà thời gian tháo dỡ cốp pha lại được chú trọng đến vậy. Có những công trình, thời gian để bê tông đạt tiêu chuẩn và có thể tiến hành tháo dỡ tương đối chậm, nhưng chủ đầu tư vẫn sẵn sàng đợi chờ. Bởi nếu không, công trình sẽ thiếu đi sự vững chắc và an toàn. Trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện nhiều vết nứt trên trần nhà, tường nhà. Nguy hiểm hơn là phần cột chèo và xà mái không có khả năng chịu lực tốt, có thể dẫn tới đổ sập công trình xây dựng.
Thực tế cũng cho thấy các công trình tháo dỡ cốp pha khi chưa đạt yêu cầu thường dễ xuống cấp. Điều này vừa gây mất an toàn, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Khi đó, chủ đầu tư phải mất thêm chi phí để khắc phục hậu quả, gây tốn kém tài chính mà vẫn không đạt được hiệu suất sử dụng công trình như như mong muốn.
Tiêu chuẩn tháo dỡ cốp pha
Ngoài việc am hiểu kiến thức xây dựng, cần phải tuân thủ chặt chẽ thời gian tháo dỡ cốp pha theo tiêu chuẩn được đề ra, để công trình đạt được chất lượng mà mình mong muốn.
– Dùng bê tông đạt tiêu chuẩn
– Tính toán kỹ các loại kết cấu và đặc trưng về trọng tải của cốp pha.
– Chỉ được tháo ván khuôn và giàn giáo khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân của chính nó và các tải trọng xung kích khác trong giai đoạn xây dựng sau này.
– Khi tháo dỡ cốp pha phải tháo từ từ và lần lượt để tránh gây va chạm, làm ảnh hưởng đến bê tông.
– Tiêu chuẩn tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt cường độ 50N/cm2.
Đổ bê tông sàn là giai đoạn vô cùng quan trọng, cần được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo chất lượng cũng như tuân thủ các quy định thi công. Khi đạt đủ tiêu chuẩn thì mới tháo dỡ cốp pha để đảm bảo an toàn cho công tình.
Thời gian tháo dỡ cốp pha
Vậy đổ bê tông bao lâu thì tháo cốp pha? Dưới đây là một số tiêu chuẩn về thời gian tháo dỡ cốp pha:
– Đối với dầm vòm có đường kính < 2m: thời gian tháo dỡ cốp pha là 7 ngày kể từ ngày đổ bê tông. Tại thời điểm này, cường độ bê tông tối thiểu cần thiết để tháo khuôn là 50%.
– Đối với dầm vòm có đường kính 2m-8m: thời gian tháo dỡ cốp pha là 10 ngày kể từ ngày đổ bê tông. Tại thời điểm này, cường độ bê tông tối thiểu cần thiết để tháo khuôn là 70%.
– Đối với móng: Vì là cấu kiện đặt trực tiếp trên nền cứng nên sẽ mất từ 1-2 ngày để bê tông đạt được độ kết dính nhất định thì mới tháo ván khuôn.
– Đối với cột: Tương tự như cốp pha móng, cốp pha cột sẽ được tháo dỡ sau 1 – 2 ngày tùy theo thời tiết.
– Đối với cốp pha dầm sàn: Cốp pha dầm sàn chịu tải trọng của chính nó và chịu tải trọng trong thao tác thi công. Do đó để tháo dỡ cốp pha dầm sàn, cần thời gian tối thiểu từ 7 – 10 ngày. Chú ý là nên tháo ở các vị trí cột chống và không nên tháo dỡ toàn bộ dầm sàn, vì sẽ rất nguy hiểm cho công trình.
– Đối với cốp pha khu vực thang bộ: Cầu thang bộ là cấu kiện thường xuyên chịu lực thao tác thi công dù chưa đủ cường độ. Vì vậy cốp pha thang bộ phải đạt cường độ 100% (thời gian khoảng 28 ngày thì mới được tiến hành tháo dỡ.
Làm thế nào để rút ngắn thời gian tháo cốp pha
Như đã chia sẻ ở trên, thời gian tháo dỡ cốp pha cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn và quy định cụ thể của ngành xây dựng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các kiến trúc sư cũng đã tìm ra một số mẹo nhỏ giúp rút ngắn quá trình đồng hóa bê tông. Từ đó, góp phần tiết kiệm thời gian thi công, những cách đó gồm có:
– Sử dụng các loại xi măng có khả năng kết dính nhanh chóng, điển hình là Aluminat.
– Một số loại phụ gia có thể đẩy nhanh quá trình kết tủa của bề mặt bê tông như Clorua canxi. Nếu biết cách sử dụng hợp lý không những sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn không hề ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
– Sử dụng thiết bị đầm rung có tác dụng nén chặt, giúp các khối bê tông trở nên chắc chắn hơn. Cách này còn giúp tăng khả năng đông cứng bê tông hiệu quả hơn.
Lưu ý: nếu muốn rút ngắn thời gian tháo dỡ cốp pha, cần phải chủ động có kế hoạch ngay từ ban đầu khi tiến hành đổ bê tông tươi. Vì khi bê tông đã đổ xong thì sẽ không thể thực hiện được các công việc kể trên để giúp chúng nhanh chóng đông cứng.
Bài viết vừa giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đổ bê tông bao lâu thì tháo cốp pha. Mong rằng với thông tin được cung cấp ở trên, bạn sẽ tính toán được thời gian tháo dỡ cốp pha an toàn và hiệu quả.