Để ngôi nhà của bạn luôn bền đẹp theo thời gian thì không thể bỏ qua được chi tiết mái nhà và hệ thống đòn tay. Chúng giúp nâng đỡ và đảm bảo kiên cố cho ngôi nhà dưới sức nặng của hệ thống mái. Cùng Xây Dựng Thanh Bình tìm hiểu cách tính đòn tay nhà 1 mái chuẩn phong thủy ngay sau đây.
Đòn tay là gì?
Trước khi đi vào cách tính đòn tay mái tôn, quý vị cần nắm được đòn tay là gì. Đòn tay (còn gọi là xà gồ) là một khái niệm khá quen thuộc trong xây dựng, là bộ phận có vai trò chống đỡ sức nặng của mái với sự hỗ trợ của các bức tường, dầm thép, kèo gốc để tạo nên độ chắc chắn cho bộ phận mái của ngôi nhà.
Trong xây dựng, đòn tay được ứng dụng để làm khung, làm mái cho các công trình. Ví dụ trong công trình nhà xưởng sẽ được sử dụng để làm khung. Trong xây dựng nhà kho sẽ được sử dụng để làm kèo thép tăng độ cứng chắc cho tầng mái của công trình. Như vậy, có thể thấy đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong quyết định sự bền đẹp của công trình, tránh những tác động từ thời tiết và thiên tai cho ngôi nhà của bạn.
Tại sao cần tính toán khoảng cách đòn tay nhà 1 mái?
Việc tính khoảng cách xà gồ mái tôn nhà 1 mái hay 2 mái cũng đều rất quan trọng giúp gia chủ nhiều trong quá trình thi công cũng như sử dụng. Những lý do cần tính khoảng cách đòn tay nhà 1 mái, đó là:
– Đảm bảo an toàn khi sử dụng: Tính toán khoảng cách đòn tay hợp lý sẽ giúp nâng đỡ mái một cách tốt nhất cũng như đảm bảo kết cấu chung của toàn bộ ngôi nhà, giúp công trình an toàn hơn trong quá trình sử dụng.
– Đảm bảo độ bền: Tính khoảng cách đòn tay mái tôn hợp lý giúp bạn không phải tháo ra đóng lại nhiều lần khi sử dụng, đảm bảo độ bền của đòn tay giúp công trình bền lâu, ít hư hỏng và không bị tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
– Tiết kiệm chi phí: Tính khoảng cách đòn tay hợp lý sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được rất nhiều chi phí thi công và sửa chữa trong quá trình sử dụng.
Cách tính đòn tay nhà 1 mái đúng chuẩn
Sau khi đã biết thêm về một số thông tin cơ bản về đòn tay thì chúng ta phải tìm hiểu về cách tính đòn tay nhà 1 mái. Thực tế, cách tính xà gồ nhà 1 mái cũng giống như cách tính xà gồ ở nhà 2 mái. Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách tính đòn tay nhà vừa đúng yêu cầu kỹ thuật vừa đảm bảo yếu tố phong thủy.
Xác định khoảng cách đòn tay
Tùy từng công trình và tùy từng loại khung kèo khác nhau mà khoảng cách đòn tay nhà 1 mái cũng khác nhau.
– Khoảng cách đòn tay lợp ngói
Đối với đòn tay lợp ngói thì khoảng cách giữa xà gồ sẽ có sự khác nhau đối với từng loại khung kèo. Cụ thể như sau:
+ Khung kèo 2 lớp: khoảng cách giữa các tay đòn sẽ là từ 1.1m – 1.2m
+ Khung kèo 3 lớp: khoảng cách giữa các tay đòn là 0.8m – 0.9m. Còn khoảng cách giữa các cầu phong với nhau là 1.2m
– Khoảng cách đòn tay thép lợp mái tôn
Còn đối với đòn tay thép thì khoảng cách giữa các xà gồ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ dày vật liệu và độ dốc của mái.
+ Thông thường với mái lợp tôn 1 lớp sẽ có khoảng cách giữa các đòn tay là 0.7 đến 0.9m
+ Tôn xốp chống nắng thì có khoảng cách từ 0.8 đến 1.2m là phù hợp.
Tính toán cách gác đòn tay theo phong thủy
Phong thủy ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế việc tìm cách tính đòn tay nhà theo phong thủy là điều hết sức quan trọng.
– Tính cách gác đòn tay theo sinh – trụ – hoại – diệt
Theo phong thủy, khi tính đòn tay nên tính theo sinh – trụ – hoại – diệt. Đây được coi là 4 yếu tố tương ứng với 4 mùa trong năm là xuân – hạ – thu – đông và có liên quan đến sự sinh sôi và phát triển của cây cối trong bốn mùa.Vì vậy, khi tính toán cánh tay, người ta thường dựa vào khái niệm này.
+ Thanh đầu tiên là Sinh.
+ Thanh thứ 2 là Trụ.
+ Thanh thứ 3 là Hoại.
+ Thanh thứ 4 là Diệt.
Và cứ như vậy theo 1 thứ tự cố định đến khi hết thanh xà. Sau đó chủ nhà phải tính toán số xà gồ sao cho thanh cuối cùng phải rơi vào Sinh hoặc Trụ nếu mong muốn tránh được những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Mái tôn có chiều dài 15m nên thả 17 cây xà gồ (vừa rơi vào Trụ hợp phong thủy, vừa thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật (khoảng cách giữa đòn tay là 0.7 – 0.9m))
– Tính cách gác đòn tay theo trực tuổi
Cách tính gác đòn tay nhà ở còn được mọi người tính toán dựa vào tuổi của gia chủ. Để tính toán theo cách này bạn phải biết 5 yếu tố của Trực và tìm được Trực tuổi của mình. Sau khi tìm được tuổi mới có thể tính được số nét theo tuổi.
Cách gác đòn tay nhà theo trực tuổi như sau
Bước 1: Xem xét gia chủ sinh năm bao nhiêu, thuộc can chi nào.
+ Bước 2: Tra cứu trong bảng Trực – Tuổi (Bảng 2) để tiến hành xác định được rõ gia chủ nằm trong Trực nào cụ thể.
+ Bước 3: Lấy đòn dông biểu trưng cho trạch chủ.
+ Bước 4: Bắt đầu tính tại Trực của trạch chủ, sau đó cứ thế đếm xuống bên dưới. Bậc số 1 sẽ là bậc của phu tử.
+ Bước 5: Đánh giá Trực chủ và Trực phu tử về mặt ngũ hành. Nếu sinh là tốt còn khắc là xấu. (Bảng 3)
Dựa theo 2 bảng trên ta có thể tính số đòn tay phù hợp với trực chủ, đồng thời thỏa mãn yêu cầu kết cấu kỹ thuật.
Công ty Xây Dựng Thanh Bình chuyên về kết cấu mái nhà. Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cách tính đòn tay nhà 1 mái và 2 mái phù hợp nhất.